• sale@tramrang.com
  • 028 222 07 222 - 0945 973 439 - 090 168 3439

Chăm sóc khi trẻ thay răng

  • 161 lượt xem
  • 25 - 01 - 2013

Trong một lần đùa nghịch, Tít bị ngã đập mắt xuống sàn nhà và gẫy mất chiếc răng cửa. Từ đó đến giờ, cứ Nói chuyện nhổ răng, Tít lại Khóc thét lên vì sợ nghĩ đến lần mất chiếc răng đó. Khổ nỗi, chiếc răng đã mất đó mãi không mọc lên chiếc mới.

Mẹ phải đưa Tít tới bác sỹ để phẫu thuật phần lợi dày, không cho răng mọc lên. Đối với Tít, mọi chuyện liên quan đến răng miệng là “cực hình lớn”.

Làm cho chuyện thay răng trở nên đơn giản

Thường thì sẽ mất khoảng một vài tháng để chiếc răng mới mọc lên, thấy thế cho một chiếc răng cũ. Có thể, chiếc răng mọc lên có kích cỡ lớn hơn chiếc răng cũ. Bố mẹ cũng không nên quá lo lắng quá, vì hàm của bé sẽ phát triển theo tuổi và tự điều chỉnh. Chỉ khi nào chiếc răng mới mọc quá phức tạp thì bố mẹ mới cần nhờ tới bác sỹ.

Có nhiều trường hợp, chiếc răng cũ đã rụng nhưng chiếc răng mới mãi vẫn chưa mọc lên. Nguyên nhân có thể là do bé thay răng sớm do những nguyên nhân như bé bị ngã, bị tai nạn, bị tổn thương buộc phải nhổ răng. Có thể do lợi của bé dày, trùm khiến răng khó có thể nhú lên. Lúc này, bố mẹ nên đưa con tới bác sỹ khám và tư vấn.

Khi đi nhổ răng, các bé đều rất sợ hãi. Lúc này, bố mẹ cần chuẩn bị tâm lý cho con trước khi nhổ. Hãy giải thích với bé rằng, ai cũng phải nhổ răng. Có thế, lớn lên, bé mới có hàm răng đẹp.

Bố mẹ hãy nhớ những việc quan trọng với bé khi con chuẩn bị nhổ răng. Trước khi nhổ răng, bố mẹ hãy vệ sinh răng miệng cho con thật sạch sẽ và súc miệng cẩn thận.

Sau khi nhổ răng, bố mẹ không nên bắt con súc miệng nhiều lần, đặc biệt là súc miệng nhiều bằng nước muối. Điều này khiến bé sẽ khó cầm máu. Thay vào đó, bố mẹ hãy để cho con ngậm chặt bông để máu không chảy ra nữa.

Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng

Khi mới nhổ răng, bố mẹ nên dạy bé cách đánh răng tránh tiếp xúc bàn trả vào vùng vừa nhổ răng. Chạm bàn chải vào vùng đó khiến con sẽ Bị đau và vết thương sẽ lâu lành hơn.

Bố mẹ hạn chế cho con ăn những đồ ngọt. Đây là nguyên nhân khiến men răng của con bị hỏng, tăng nguy cơ Sâu răng hoặc mắc các bệnh về răng miệng. Bố mẹ cũng không nên cho con ăn nhiều kẹo cao su hay kẹo gôm. Vì ăn các loại kẹo đó, bé sẽ phải nhai nhiều, ảnh hưởng tới răng vừa nhổ.

Bố mẹ dạy bé không dùng lưỡi “đẩy” vào khoảng trống chiếc răng vừa nhổ hoặc sờ tay vào đó. Nó có thể làm cho bé bị nhiễm trùng.

Bố mẹ nên đưa bé ra khám răng thường xuyên để bác sỹ có thể can thiệp khi trường hợp răng của bé bị mọc lệch, sai vị trí hoặc bé gặp phải những nguy cơ mắc bệnh răng miệng.

Chế độ ăn uống cũng phải “nghiêm”

Mẹ không nên cho bé ăn những món cứng, dai, khó nhai. Vì sau khi nhổ răng, hàm răng của bé không còn đầy đủ như trước. Nên bé sẽ gặp phải khó khăn trong chuyện ăn uống. Nếu mẹ để bé nuốt nhanh, nhai không kỹ khiến bé Bị đau dạ dày.

Nên chọn cho bé những thức ăn mềm, thái nhỏ, dễ nuốt. Điều này giúp bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mới nhổ răng.

Tránh cho bé ăn nhiều thức ăn có axit như chanh,… khiến cho những răng mới của bé mọc lên dễ bị đen và xỉn màu, làm hỏng men răng.

Hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất canxi cho bé như trứng, sữa, rau màu xanh… Điều này sẽ tốt cho sự phát triển răng của bé!

Theo:  Bibi

Tramrang.com

Việt Mỹ nha khoa được thành lập từ đầu năm 2001 với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước., cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề nha khoa như : chữa răng, nhổ răng, phục hình...