• info@tramrang.com
  • 028 222 07 222 - 0945 973 439 - 0901 683 439

Điều trị khi mọc răng khôn như thế nào?

  • 90 lượt xem
  • 12 - 08 - 2013

Vào một ngày đẹp trời, chiếc răng khôn tự dưng chồi lên. Nhẹ thì gây nứt lợi, vết thương sưng tấy, mưng mủ, đau nhức cả hàm. Nặng hơn khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ dẫn đến đau tuỷ răng, viêm hạch góc hàm, gây rối loạn tiêu hoá và nhiều biến chứng khác.

dieu-tri-moc-rang-khon-01

Điều trị khi mọc răng khôn

Đau đầu, sưng lợi, khó nhai,… là hệ quả do việc mọc răng khôn đem lại. Để giảm bớt những phiền toái này, bạn hãy tham khảo gợi ý dưới đây để xử lý hiệu quả khi mọc răng khôn.

1. Giữ sạch vùng khoang miệng

– Khi mọc răng khôn, lợi sẽ bị đỏ và sưng và đây là thời điểm rất dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, bạn phải thường xuyên xúc miệng bằng nước muối sinh lý (Natri clorid 0,9%), đặc biệt là sau khi ăn.

– Sử dụng nước sát trùng: Dùng bông thấm nước sát trùng tra vào chỗ răng mọc, giữ nguyên từ 15 – 20 phút, làm 2 lần/ ngày.

2. Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau

– Trong trường hợp có triệu chứng sưng đau, sốt bạn hãy dùng kháng sinh Spiramycin, liều dùng ngày uống thành 3 lần, 2 viên/lần. Kết hợp với uống thuốc giảm đau Pẩcetamol, mỗi lần uống 1 viên, ngày uống 3 lần. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sỹ.

3. Giảm đau bằng bấm huyệt

– Mọc răng khiến lợi sưng to và ảnh hưởng đến thần kinh gây đau nhức đầu. Ngoài việc uống thuốc giảm đau, bạn có thể bấm huyệt thương dương.

– Huyệt thương dương nằm ở đầu ngón tay trỏ (vị trí tiếp giáp giữa da gan ngón tay và mu ngón tay). Sử dụng hai ngón tay của tay đối diện day vào huyệt thương dương. Lưu ý: Đau răng bên nào thì bấm huyệt bên tay đó. Thực hiện động tác này liên tục sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

4. Giảm đau bằng thảo mộc

– Dùng tỏi: Bốc 1 nhánh tỏi sau đó nghiền nát cho vào 1 chén nước nhỏ, bỏ thêm một chút muối khuấy đều. Dùng bông thấm hỗn hợp nước vào chỗ đau. Tỏi chứa chất gây tê tự nhiên, có tác dụng giảm đau rất tốt.

– Dùng lá lốt: Theo Đông y, lá lốt có tác dụng ôn trung, hạ khí và giảm đau hiệu quả. Lấy khoảng hai nắm cành và lá lốt đem rửa sạch, sau đó cho vào sắc đặc với 01 bát nước và ngậm thường xuyên.

5. Mẹo vặt giảm đau

– Những nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học Canada đã chứng minh, tác động vào các dây thần kinh nhỏ ở khu vực mu bàn tay sẽ gây kích thích một vùng của não, ngăn chặn cơn đau. Vì vậy, chỉ cần dùng đá lạnh xoa nhẹ trên mu bàn tay, chỗ tạo thành hình chữ V giữa ngón cái và ngón trỏ sẽ giúp hạn chế cơn đau răng.

6. Lưu ý

– Trong trường hợp, bạn bị sốt cao, đau nhức kéo dài hoặc răng mọc xiên, lệch, bạn cần đến bác sỹ nha khoa, để được tư vấn về cách xử trí hợp lý. Bác sỹ sẽ chụp Xquang và cho bạn lời khuyên về việc phải trích mủ, cắt lợi trùm hay nhổ răng.

– Các phương pháp giảm đau bằng bấm huyệt, bằng thảo mộc và mẹo vặt rất có ích trong trường hợp bệnh nhân là bà bầu mọc răng khôn mà không được uống thuốc giảm đau.

Cần sớm đi khám khi mọc răng khôn

Răng mọc lệch, mọc ngầm chiếm đến 20% tỉ lệ tai biến các bệnh về răng hàm mặt. BS Hương cho biết, nếu chỗ viêm lan rộng sẽ khiến một bên mặt sưng to, không há miệng được, không ăn uống được. Bệnh nhân còn có các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, đau nhức cả vùng mặt.

Mọc lệch còn khiến răng cối thứ 2 ở ngay phía trước nó (răng số 7) bị sâu do thức ăn bị dắt ở các khu vực này bị phân huỷ, vi khuẩn có điều kiện sinh sôi. Nó cũng là tiền đề cho bệnh nha chu phát triển, làm cho mô nâng đỡ răng bị tổn thương. Ngoài ra, răng khôn mọc ngầm hay mọc lệch có thể đẩy các răng khác ra phía trước, làm cho các răng này bị xô lệch, mọc chen chúc nhau, gây đau tai, viêm xoang, co thắt ở khớp thái dương hàm, ảnh hưởng đến cột sống và sự cân bằng của bộ xương.

Theo BS Phạm Như Hải, khoa Răng Hàm Mặt, BV Việt Nam-Cuba, thiếu kiến thức về chăm sóc răng miệng là nguyên nhân khiến cho việc mọc răng khôn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nhiều người vẫn tâm lý chủ quan là răng khôn mọc sau một thời gian, khi nhú khỏi lợi thì sẽ khỏi bệnh. Họ chịu đau một thời gian, đến khi không chịu được nữa thì mới đến bệnh viện để điều trị.

Theo BS Diệu Hương, cha mẹ nên tập cho trẻ thói quen chăm sóc răng khoa học ngay từ khi còn nhỏ tuổi. Khi trẻ được 12- 15 tuổi, BV Việt Nam – Cuba thời điểm răng khôn nhô ra khỏi lợi, nên đến các cơ sở y tế chụp X – quang để phát hiện mầm răng.

Nếu răng khôn có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ sẽ gắp bỏ mầm răng. Lúc này, do răng chưa có chân nên việc lấy bỏ là khá dễ dàng. Sau khi gây tê, bác sĩ sẽ rạch một đường nhỏ, lấy ra mầm của 2 răng khôn đối nhau (nhằm tránh những vấn đề về khớp cắn khi chiếc răng kia mọc).
Việc quyết định nhổ răng khôn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bác sĩ sẽ khám kỹ lưỡng để có cái nhìn tổng thể về sự phát triển và những thay đổi của hàm răng, từ đó đưa ra các quyết định với từng trường hợp cụ thể. Theo các chuyên gia y tế, nên nhổ răng số 8 hàm dưới mọc lệch gần sớm trước 30 tuổi để đề phòng biến chứng gây tổn thương răng số 7, nhất là khi phát hiện răng số 8 hàm dưới mọc lệch gần có trục lệch từ 45 đến dưới 90 độ hoặc lệch gần mà tiếp xúc với răng số 7 ở vị trí dưới cổ răng.

Theo Thùy Như

Tramrang.com

Nha Khoa Việt Mỹ được thành lập từ đầu năm 2001 với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước., cung cấp các dịch vụ liên quan đến vấn đề nha khoa như : chữa răng, nhổ răng, phục hình...